Bỏng nắng rất dễ gặp phải do di chuyển hoặc hoạt động
dưới nền nhiệt độ cao, nắng gắt. Bỏng nắng sẽ xảy ra khi chúng ta chủ quan lơ
là việc tránh nắng
Hai loại bỏng nắng
Bỏng nắng tạm thời
là dạng đầu tiên được nhắc đến. Đây là kết quả khi chúng ta không sử dụng kem
chống nắng hay các sản phẩm bảo vệ da khác khi tắm biển, tắm nắng. Dưới ánh
sáng mặt trời với cường độ mạnh chúng ta có thể bị bỏng nắng, làn da non nớt của
trẻ em dễ mắc phải hơn cả.
Những biểu hiện của bỏng nắng tạm thời: làn da bị đỏ,
mỏng hơn, hoặc sưng phồng, rát hoặc nhức nhối, bị rộp da, tróc da, đau sau 6-48
giờ. Bên cạnh đó cũng có trường hợp sốt do bỏng nắng.
Bỏng nắng tích
luỹ là dạng còn lại: đúng
như tên gọi của nó rằng những ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt do mặt trời tích lại
sau thời gian dài sẽ gây tác động lên bề mặt da. Biểu hiện của sự bỏng này là
da thô, nhiều tế bào chết, sừng hoá, nám, sạm da, nhiều nếp nhăn…
Điều trị bỏng nắng và cách phòng ngừa
Phòng ngừa bỏng
nắng bằng cách hạn chế ra
đường trong khoảng giữa trưa vào mùa nắng vì lúc này nhiệt độ là cao nhất. Mặc
quần áo dài tay, đeo kính, khẩu trang, mũ, găng… Nên sử dụng kem chống nắng có
chỉ số SPF trên 30, đặc biệt nếu đi biển hãy chọn những loại kem chống thấm nước
để đảm bảo tác dụng bảo vệ da được kéo dài.
Nếu không may bị bỏng nắng thì có thể áp dụng các cách sau:
Tắm nước lạnh vừa phải ( nước mát) để làm dịu da,
không nên thêm muối hoặc thêm tinh dầu
Không dùng tay hoặc thiết bị khác cố tính bóc, cạo
đi vết da bị cháy do bỏng nắng
Dùng khăn mềm lau khô da
Sử dụng kem làm mát theo lời khuyên của bác sĩ da liễu
Nếu bị mệt mỏi nhiều kèm buồn nôn hãy đi đến bệnh viện
để kiểm tra
Sau 4 ngày tình trạng bỏng không được cải thiện, đừng
chủ quan mà đến trung tâm da liễu để đươc tư vấn
Nguồn: Ds. Thanh Tuyền